Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Cách trả nợ ngân hàng khi bị mất nguồn thu nhập

Vì lý do nào đó bạn bị mất thu nhập hàng tháng trong khi đang phải trả nợ ngân hàng, bạn sẽ làm gì để duy trì được kế hoạch trả nợ của mình?

Xét ở góc độ cá nhân, lưu thông tiền tệ hiểu đơn giản bao gồm nguồn vào (thu nhập) và đầu ra (chi tiêu, trả nợ). Hiện tại bạn bị mất nguồn thu nhập đầu vào nhưng vẫn phải đảm bảo có nguồn ra. Bạn có thể làm theo các bước dưới đây.

Bước 1: Lập ngay một khoản tiền khẩn cấp
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm kiếm ngay một khoản tiền giải quyết lúc cấp bách. Khoản tiền này sẽ dùng vào việc trả nợ khi đến hạn trả nợ tiếp theo. Bạn có thể kiếm được khoản tiền này bằng cách bán bớt đồ đạc không cần thiết. Ví dụ bạn có thể bán bớt một chiếc xe hoặc bán đồ cũ mà bạn ít khi dùng tới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vay anh em, họ hàng người thân hoặc bạn bè. Đây là những người sẵn sàng cho bạn vay không lấy lãi hoặc lấy lãi rất thấp. Nhắc lại lần nữa, khoản tiền bạn kiếm được từ các nguồn này mang tính chất tạm thời và giúp bạn đủ để trả nợ khi đến kỳ hạn thanh toán gần nhất. Nó sẽ giúp bạn kéo dài thời gian cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Phân loại, sắp xếp chi tiêu
Chi tiêu là một trong các nhân tố ở đầu ra trong kế hoạch tài chính của bạn. Do không có thu nhập nên khoản tiền dành cho chi tiêu này cần phải cắt giảm tối đa. Bạn hãy lập một bản gồm hai mục bao gồm mục “thiết yếu” và “mong muốn”. Mục thiết yếu bao gồm các chi phí bắt buộc như điện, nước, lương thực. Còn mục mong muốn bao gồm các chi phí cho các khoản ăn chơi, mua sắm quần áo...Bạn hãy cắt giảm toàn bộ các khoản chi tiêu cho mục “mong muốn” mà chỉ để dành mức tối thiểu cho các chi tiêu “thiết yếu”. Làm được vậy là bạn đã tiết kiệm được một khoản kha khá đấy. Nếu cần thiết, bạn có thể sống cả tháng chỉ có mì gói cũng không phải vấn đề quá lớn phải không nào.



Cách trả nợ ngân hàng khi bị mất nguồn thu nhập?
Bước 3: Lên kế hoạch trả nợ
Nếu bạn chỉ có một khoản nợ thì hãy bỏ qua bước 3 này. Còn nếu bạn vay từ nhiều chủ nợ khác nhau, bạn cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho các khoản nợ này. Hãy trả hết các khoản nợ lớn và có lãi cao trước. Đối với các khoản còn lại chỉ trả ở mức tối thiểu. Nhớ đừng để trễ hạn bất kì khoản nợ nào bởi khi đó, bạn phải chịu thêm mức phí nợ quá hạn và điều này tương đương bạn chịu một mức lãi suất cao.

Bước 4: Đàm phán
Sau khi rõ thứ tự các khoản cần thanh toán, bạn hãy gọi điện đàm phán trực tiếp với chủ nợ. Cách này không đảm bảo bạn sẽ được chủ nợ gia hạn hay giảm lãi nhưng nó đem lại 50% cơ hội. Tuy nhiên, trong khi đàm phán đừng nói những câu kiểu như: “Tháng này tôi kẹt quá/Tôi vừa mất việc/Gia đình tôi có chuyện/Vợ mới sinh…”. Chủ nợ không muốn nghe lý do của bạn. Thay vào đó hãy nói những câu mang tính giải pháp như:
Nếu tôi muốn kéo dài thời hạn trả nợ thêm 3 tháng thì lãi suất thế nào?
Nếu tháng này tôi không trả nợ thì tính lãi thế nào?
Nếu tôi muốn trả toàn bộ ngay lúc này thì phải trả bao nhiêu?



Bạn cần trung thực nói thẳng với chủ nợ và tuyệt đối không được tránh mặt họ. Trong tình hình đó, tránh mặt chủ nợ chỉ có hại cho bạn mà thôi.

Bước 5: Kiếm nguồn thu nhập
Bạn cần kiếm nguồn thu nhập mới nhanh nhất có thể để thay thế nguồn thu nhập cũ. Có thể xin việc ở công ty mới, làm nghề tay trái hay kinh doanh...miễn sao bạn có thể kiếm được tiền từ các nguồn này. Thời gian để bạn kiếm việc làm mới nhanh thì một vài tuần đến một tháng, lâu thì có thể kéo dài cả năm. Trong quá trình tìm việc mới bạn đừng nên kén chọn quá bởi bạn không phải đang hưởng thụ cuộc sống nữa mà làm để trả nợ. Cho dù bạn có ghét công việc thế nào hãy cứ làm bởi nó là công cụ duy nhất giúp bạn sinh tồn. Hãy làm ít nhất đến khi mọi việc vào đúng quỹ đạo, lúc đó bạn có thể tìm kiếm một công việc mới ưa thích hơn.
Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/
-->Đọc thêm...

Cách trả nợ ngân hàng nhanh nhất khi bị nợ quá hạn

Đừng để những khoản nợ quá hạn tại ngân hàng khiến bạn rơi vào bế tắc bởi vẫn có nhiều cách giúp bạn thoát khỏi cảnh nợ nần nhanh nhất.

Để trả nợ ngân hàng một cách nhanh nhất, bạn nên tham khảo những gợi ý hữu ích dưới đây:

1. Ổn định tâm lý
Khi rơi vào tình cảnh nợ ngân hàng, hẳn ai cũng sẽ cảm thấy rất hoang mang và lo sợ. Mọi quyết định vào thời điểm này dường như đều không sáng suốt và có thể sẽ làm tình hình của bạn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Vì thế điều quan trọng nhất là bạn không được để lo lắng lấn áp và đánh mất niềm tin. Hãy để bản thân yên tĩnh một vài ngày. Việc làm này sẽ giúp bạn bình tâm lại, tiếp đó mới bắt đầu suy nghĩ giải pháp:
Nguyên nhân khiến mình không trả được nợ ngân hàng là gì?
Lập danh sách tất cả các khoản nợ.
Đánh giá lại các nguồn lực của bản thân: các tài sản hiện có, những mối quan hệ có thể hỗ trợ …

2. Xin gia hạn nợ vay
Sau khi đã ổn định tâm lý, nhận ra nguyên nhân dẫn tới việc trả nợ quá hạn thì bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng đã vay tiền tín chấp, trình bày rõ khó khăn của mình với nhân viên tín dụng. Hai bên cùng thỏa thuận về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ, gia hạn thời gian trả nợ cho bạn. Bạn và ngân hàng sẽ thương lượng với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích của hai bên. Tuy nhiên, việc có được gia hạn nợ hay không còn tùy thuộc vào quyết định của ngân hàng.



Cách trả nợ ngân hàng nhanh nhất khi bị nợ quá hạn

3. Liệt kê danh sách những khoản nợ đang có và lên kế hoạch chi tiết để trả nợ
Nếu có nhiều khoản nợ ngân hàng thì tốt nhất là bạn nên lập ra một danh sách những khoản nợ đang có để dễ theo dõi chúng. Sau đó hãy tập trung tất cả mọi nguồn lực để giải quyết khoản nợ có lãi suất cao nhất đầu tiên. Vì khoản nợ có lãi suất cao kéo theo số tiền mà bạn phải trả lãi hàng tháng cũng tăng theo. Điều này sẽ làm cho khoản nợ của bạn ngày một lớn hơn rất nhiều. Chia tay sớm với khoản nặng nhất, bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được nốt các khoản còn lại.

Từ danh sách lập trên, bạn hãy lên một kế hoạch chi tiết để trả nợ: Hiện tại thu nhập của bạn là bao nhiêu? Mỗi tháng phải trả nợ bao nhiêu cả gốc và lãi? Từ đó phân chia thu nhập hợp lý để trả nợ đúng hạn trong từng tháng, từng kỳ. Bạn nên đặt ra mục tiêu cho mình là trong một năm bạn sẽ trả hết được bao nhiêu hay bao nhiêu phần khoản nợ. Việc đề ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng là yếu tố quan trọng tạo cho bạn động lực và quyết tâm cao để làm việc, giúp cho bạn thấy rõ con đường mình đi, biết mình đã trả được bao nhiêu và còn bao lâu thì trả hết nợ, từ đó bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

4. Tận dụng và hoạch định lại những nguồn lực hiện có
Khi rơi vào cảnh nợ nần thì điều cần thiết đó chính là bạn nên thống kê và xem xét lại toàn bộ tài sản giá trị mà mình đang có nếu như số tiền bạn nợ quá lớn. Những tài sản nào có thể bán đi để trả nợ được thì nên bán, chủ yếu là để trả tiền vay và lãi ngân hàng, đừng nên tiếc nuối.

Đặc biệt là bạn nên chia sẻ khó khăn này với người thân, bạn bè, đồng nghiệp để ít nhất họ biết và hỗ trợ bạn trong việc trả nợ, có khi họ còn cho bạn vay tiền mà không lấy lãi để giảm bớt những khoản nợ lãi cao.
Xem thêm : https://shbfinance.com.vn/
-->Đọc thêm...