Kế hoạch nghỉ hưu đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Vào thời cha mẹ và ông bà chúng ta, công ty của bạn sẽ tổ chức một bữa tiệc hưu trí và tặng bạn một chiếc đồng hồ vàng khi bạn bước vào tuổi 65. Nhưng đến thế kỷ 21 và cụm từ “nghỉ hưu” lại mang một ý nghĩa hoàn toàn mới.
Một nghiên cứu mới từ Trung tâm nghiên cứu hưu trí Transamerica (TCRS) phi lợi nhuận đánh giá tài chính, sức khỏe và hạnh phúc của ba thế hệ lao động: Thế hệ Baby Boomers (những người sinh từ năm 1946 - 1964), Thế hệ X (những người sinh từ năm 1964 - 1980) và Thế hệ Y (những người sinh từ năm 1980 - 2000).
Catherine Collinson, Giám đốc điều hành và chủ tịch Viện Transamerica và Trung tâm Nghiên cứu Nghỉ hưu Transamerica, đã thảo luận với Fox Business về tương lai và sự chuẩn bị qua ba thế hệ này cũng như ý nghĩa của việc nghỉ hưu đối với mỗi thế hệ.
Boomer: Thưa ông, trong số ba thế hệ đã thực hiện phỏng vấn khảo sát, việc nghỉ hưu có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi thế hệ?
Collinson: Nhiều năm về trước, cũng không lâu vậy đâu, nghỉ hưu sẽ đồng nghĩa với việc ngừng đột ngột và toàn bộ công việc ở tuổi 65. Theo kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất của chúng tôi, ngày nay, những người lao động lại có một cái nhìn khác về vấn đề này.
Họ xem nghỉ hưu là một chương mới của cuộc sống khi họ có thể tiếp tục làm việc nhưng dành nhiều thời gian hơn vào sở thích cá nhân. Khi được hỏi những cụm từ liên quan đến nghỉ hưu, những nhóm lao động thuộc thế hệ Baby Boomer, Thế hệ X và Thế hệ Y thường đề cập đến "rảnh rỗi", "tận hưởng" và "không áp lực".
Là thế hệ gần tuổi nghỉ hưu nhất, người lao động thuộc thế hệ Baby Boomers (81%) dường như mong được nghỉ hưu hơn Thế hệ X (70%) và Thế hệ Y (68%). Nhưng đồng thời so với Thế hệ X (57%) và Thế hệ Y (42%, khả năng cao thế hệ Baby Boomer (69%) sẽ nghỉ hưu sau 65 tuổi hoặc không có kế hoạch nghỉ hưu.
Cả ba thế hệ này có điểm chung nào thưa ông? Hơn một nửa người lao động (55%) sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian khi nghỉ hưu.
Boomer: Với những người có thời gian sống lâu hơn, họ đang chuẩn bị gì cho kế hoạch nghỉ hưu của mình?
Collinson: Món quà của tuổi thọ đòi hỏi chúng ta phải kéo dài thời gian làm việc và lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hưu dài hơn. Những khâu chuẩn bị tài chính được phát sóng liên tục trên các phương tiện truyền thông và việc đảm bảo tài chính là yếu tố rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc tận dụng món quà của tuổi thọ cũng đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị kỹ để có thể bắt kịp xu hướng và có thể làm việc trong thị trường luôn biến động. Hơn nữa, chúng ta phải bảo vệ sức khỏe để có thể tiếp tục làm việc, tận hưởng cuộc sống và nghỉ hưu theo cách riêng của mình.
Một tin tốt là nhiều người lao động đã có những cân nhắc về kỳ nghỉ hưu và đang thực hiện các khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, tin xấu là người lao động không thực hiện đủ khâu chuẩn bị. Hãy xem thêm từ cuộc khảo sát:
- 75% người lao động đang tiết kiệm tiền cho kỳ nghỉ hưu thông qua chương trình phúc lợi 401(k) do công ty tài trợ hoặc kế hoạch tương tự và/hoặc từ công việc ngoài giờ.
- Chỉ 40% người lao động tập trung trau dồi kỹ năng để có thể tiếp tục làm việc sau 65 tuổi và/hoặc sau khi nghỉ hưu.
- 74% người lao động quan tâm đến sức khỏe ở tuổi già, nhưng chỉ 22% người lao động cân nhắc về tình hình sức khỏe lâu dài khi quyết định về lối sống.
Hẳn là mọi người nên thực hiện các bước này nhỉ? Là một nhà nghiên cứu về hưu trí, tôi rất vui khi thấy tất cả các câu trả lời cho khảo sát đều gần mức 100%.
Boomer: Vậy các công ty sẽ giúp người lao động chuẩn bị như thế nào cho kỳ nghỉ hưu?
Collinson: Các công ty đóng vai trò quan trọng khi cung cấp phúc lợi hưu trí do công ty tài trợ như kế hoạch 401(k) hoặc các kế hoạch tương tự, các kế hoạch được minh chứng sẽ mang lại hiệu quả cao khi giúp nhân viên tiết kiệm tiền thông qua các khoản khấu trừ tiền lương và tiếp cận với các khoản đầu tư và tư vấn của tổ chức với khoản đóng góp phù hợp.
Bên cạnh việc cung cấp các phúc lợi hưu trí, các ông ty có thể hỗ trợ nhân viên đảm bảo tài chính và chuẩn bị cho giai đoạn về hưu khi đưa ra những phúc lợi về sức khỏe và không nghỉ hưu, chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, sắp xếp công việc một cách linh hoạt nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc, lập kế hoạch nghỉ hưu và các dịch vụ tư vấn, kế hoạch nghỉ hưu thay thế và khuyến khích một môi trường làm việc phù hợp với tuổi tác, nơi nhân viên ở mọi lứa tuổi đều được trọng dụng và có thể thành công.
Mặc dù nghe có vẻ như tôi nói những điều hiển nhiên, các công ty có thể đưa ra các chương trình tốt nhất trong ngành nhưng người lao động phải đăng ký tham gia mới được hưởng lợi. Nếu bạn không biết nhiều về các dịch vụ tại công ty, hãy dành chút thời gian tìm hiểu và xác định dịch vụ phù hợp với mình.
Boomer: Liệu cả ba thế hệ này đều có cùng những quan ngại khi nghỉ hưu?
Collinson: Trong ba thế hệ, khoảng một nửa người lao động lo sợ khoản tiết kiệm và đầu tư hưu trí của họ sẽ không đủ đáp ứng khi về hưu. So với Thế hệ Y (39%), Thế hệ Baby Boomers (49%) và Thế hệ X (4%) lo ngại nhiều về khả năng bị giảm hoặc xóa bỏ phúc lợi An Sinh Xã Hội. So với Thế hệ X (41%) và Thế hệ Y (36%), phần đông Thế hệ Baby Boomers (49%) quan ngại về vấn đề suy giảm sức khỏe và cần được chăm sóc lâu dài.
Những mối lo ngại này không phải là không hợp lý. Khả năng khoản tiết kiệm hưu trí không đáp ứng được cuộc sống của người lao động khi về hưu. Phúc lợi An Sinh Xã Hội cần được cải cách. Đối với các cá nhân và gia đình, việc chăm sóc sức khỏe lâu dài trở thành một gánh nặng đối với chất lượng cuộc sống và khả năng tài chính.
Như đã nói, nếu chúng ta lập kế hoạch nghỉ hưu, tiến hành các khâu chuẩn bị và bảo vệ sức khỏe, chúng ta có thể giảm thiểu những rủi ro này. Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hết mọi rủi ro nhưng chúng ta có thể và nên làm nhiều điều hơn để bảo vệ chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét